Tiếp theo phần 1, Piano Mozart xin giới thiệu tới bạn 11 điều cần chuẩn bị để học đàn piano tốt nhất phần 2.
Là một trong những hình thức giải trí tuyệt vời nhất, học đàn Piano luôn là lựa chọn của rất nhiều người. Có người học vì muốn trở thành nhạc công chuyên nghiệp, có người học đơn thuần là giải trí nhưng cho dù mục đích có khác nhau thì chúng ta đều có mong muốn chung là học thật nhanh và chơi thật tốt.
>> Tham khảo: 11 điều cần chuẩn bị để học đàn piano tốt nhất (phần 1)
6. Đọc kỹ các tài liệu đính kèm (nếu có)
Một số tác phẩm có các tài liệu đính kèm để giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hay thân thế sự nghiệp của tác giả, những thông tin này luôn luôn có ích cho việc xử lý tác phẩm và giúp cho học sinh “tiếp cận” tác phẩm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để giúp ích thực sự cho bạn, những tài liệu này cần đảm bảo tính chính xác. Trên thực tế, những tài liệu được viết bởi chính tác giả của tác phẩm đó là tốt nhất. Đôi khi nên tham khảo chéo cùng một tư liệu được viết bởi 2 người khác nhau.
Ví dụ: cách sử dụng Rubato được viết bởi 2 nhà soạn nhạc nổi tiếng: Mozart và Chopin. Mozart viết rằng: “Tay phải chơi với tốc độ linh động (rubato) trong suốt quãng nhịp khoan thai thì tay trái bắt buộc phải chơi với một nhịp chặt chẽ”. Nhưng Chopin lại khuyên những học trò của mình là : “ Tay trái chính là chỉ huy của dàn nhạc”. Mặc dù cùng diễn tả một khái niệm, nhưng những phát biểu trên không hoàn toàn đồng nhất. Nhạc trưởng của dàn nhạc, đôi khi không cần giữ một tốc độ cứng nhắc, còn Mozart thì lại nói bắt buộc phải giữ đúng nhịp. Điều này cho thấy, để có một cái nhìn tổng quát về một tác phẩm thông qua các tài liệu đính kèm, cần tìm hiểu kỹ lưỡng và kiểm tra tính đúng đắn của tư liệu.
7. Hình thức âm nhạc
Khi tập một tác phẩm mới học sinh nên phân tích cấu trúc của tác phẩm để có thể hiểu rõ và học thuộc tác phẩm nhanh hơn. Âm nhạc không giống như văn học, một từ ngữ trong một tác phẩm văn học bản thân chúng đã thể hiện một ý nghĩa nào đó, qua đó cho phép chúng được đặt vào một ngữ cảnh thích hợp. Nhưng trái lại, âm nhạc không có nghĩa cụ thể, dù chúng có được đặt vào một đoạn, một câu nhạc.
Trong khi biểu diễn tác phẩm, âm nhạc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc nhất định. Chúng ta có thể quan sát một bức tranh, từng chi tiết được thể hiện trên đó một cách dễ dàng, hoặc quan sát tổng thể và nhận ra nét đẹp của nó. Âm nhạc lại không như vậy, mọi thứ phải luôn được trình diễn thật hoàn hảo. Không có cách gì có thể quay lại xem xét hoặc sửa đổi một câu nhạc vừa được biểu diễn. Vì thế, bắt buộc mọi “nhân tố” âm nhạc phải được cân nhắc, xem xét và chỉnh sửa cho thật hoàn chỉnh.
Ngoài ra còn có một số cách để phân biệt ra hình thức âm nhạc của một tác phẩm. Đôi khi tác giả đặt tên cho tác phẩm của họ, chúng ta đôi khi ngay lập tức nhận ra “hướng” của bản nhạc đó. Ví dụ như: valse, berceuse (khúc hát ru), barcarolle (khúc hát chèo thuyền), scherzo (một câu chuyện đùa), nocturnes (một “đêm” nên thơ)… Từ điển âm nhạc là nguồn để tra cứu những thông tin trên. Mặt khác, đối với những tác phẩm không tên, học sinh có thể dựa vào điệu nhạc của tác phẩm và tưởng tượng hình tượng âm nhạc theo ý riêng của mình để thể hiện phong thái nhạc tốt nhất.
8. Nghe
– Nghe là một việc có thể nói là quan trọng nhất, quyết định sự thành công khi thể hiện một tác phẩm. Mục đích của việc nghe lại quá trình tập luyện của bản thân là cách tốt nhất để khắc phục rất nhiều lỗi mà ta có thể bỏ qua. Để nghe lại những gì đã đàn, học sinh chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy nghe nhạc hoặc máy ghi âm. Tuy nhiên, chất lượng thu phải tốt, điều đó sẽ giúp học sinh phát hiện ra những lỗi nhỏ nhất.
– Học sinh luôn kiểm tra bằng cách dò từng nốt nhạc trên bản nhạc khi nghe để tìm ra lỗi cần sửa chữa và đánh dấu ngay vào bài. Học sinh đừng nên ngại nghe một bản trình diễn quá tệ của mình, điều đó sẽ giúp bạn trở thành một pianist chuyên nghiệp.
>> Xem thêm: Mua đàn piano tốt giá cạnh tranh
9. Những yếu tố quan trọng của giai điệu và hòa âm
Tìm kiếm những đường nét giai điệu “ẩn” (nằm ở tay trái, hay nằm ở giữa các bè…). Chú ý đến sự thay đổi hòa âm trong tác phẩm (thay đổi dấu hóa, giọng…). Đôi khi bản nhạc không thể hiện ra những yếu tố này một cách rõ ràng, nhiệm vụ của học sinh chính là tìm ra những yếu tố đó và kết hợp với những cái “thấy” được để phô diễn dẫn đến hoàn thiện tác phẩm hay hơn.
10. Hoàn chỉnh câu nhạc
Câu nhạc phải được xác định và trau chuốt sau khi vấn đề kỹ thuật đã được giải quyết. Chú ý giai điệu đi lên xuống và đường đi của câu nhạc một cách cẩn thận. Ngoài ra, nên chú ý những đoạn ở cuối câu nhạc, cuối đoạn… để “thở”; một số nốt nhạc phải được làm nổi bật trong bài (“định vị” nốt)…
Một điều khác nữa là, học sinh nên trung thành với nhịp mà tác giả ghi trong bài, không lẫn lộn các nhịp với nhau, làm rõ đầu nhịp khi luyện tập, nhất là những đoạn nhanh.
11. Hoàn chỉnh tốc độ
“Kỹ năng tốc độ” thường được sử dụng để nói về những tay lái moto, cũng tương tự như với học sinh. Tốc độ mà những nghệ sỹ chuyên nghiệp thường chọn để trình diễn một tác phẩm nào đó thường là nguồn tư liệu để những người khác chọn là cái đích của mình. Nhưng để đạt được tốc độ đó, những nghệ sĩ chuyên nghiệp đã phải luyện tập trong rất nhiều năm và bỏ ra rất nhiều công sức. Với một số người, khi cố gắng đàn quá nhanh, những tiểu tiết bị bỏ qua, thậm chí không xuất hiện trong phần trình diễn, chính điều đó khiến cho tác phẩm không thể đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối.
Tốc độ, theo một nghĩa nào đó có vẻ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng mang đến sự hài lòng cho người nghe. Nghệ sĩ Claudio Arrau, thường sử dụng tốc độ ở một mức chậm “bất thường”, tuy nhiên, bằng cách chú trọng vào tính cách và định hình thật kỹ từng nốt nhạc, ông hoàn toàn thể hiện được phần hồn, sự tinh túy của tác phẩm mà không cần chú trọng quá vào tốc độ. Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì mà mình dự định làm với tốc độ của tác phẩm.
Với những phương pháp trên nhằm trang bị một số kỹ năng cơ bản và cần thiết giúp cho học sinh, sinh viên piano có thể dễ dàng xử lý một tác phẩm mới, ý thức được công việc của mình trong quá trình học tập, nhờ đó giúp cho giảng viên chuyên môn có thể dễ dàng hiểu hơn về khả năng và nhạc cảm của từng học sinh để có thể chọn chương trình phù hợp.
Bạn muốn học đàn và chọn mua cho mình một cây đàn piano yêu thích có thể đến Piano Mozart – Địa chỉ chuyên đào tạo âm nhạc và cung cấp nhạc cụ chính hãng với giá cả ưu đãi. Đến với chúng tôi để cảm nhận sự tuyệt vời của chất lượng dịch vụ và an tâm về sản phẩm.
Piano Mozart – luôn đồng hành cùng niềm đam mê âm nhạc.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
SHOWROOM 1: PIANO MOZART TIMES CITY
T7 – Times City – 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
SHOWROOM 2: PIANO MOZART GOLDEN LAND
Số 275 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, HN
SHOWROOM 3: PIANO MOZART GOLD MARK CITY
SỐ 136 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, HN
Hotline: 0987.589.689 – 0129.863.8888
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/pianomozart/
Website: https://pianomozart.com