Đàn Piano có tên gọi khác là gì? Tìm hiểu các tên gọi đặc biệt

image 1

Piano là một loại nhạc cụ được yêu thích trên toàn thế giới, nhất là với những người đam mê âm nhạc. Vậy bạn đã biết đàn Piano có tên gọi khác là gì hay chưa? Ngoài đàn dương cầm, đàn độc huyền thì đàn Piano còn nhiều tên gọi độc đáo khác gắn liền với lịch sử hình thành của đàn. Hãy cùng PianoMozart tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Đàn Piano có tên gọi khác là gì?

image

Đàn Piano là một loại nhạc cụ bàn phím có dây, các dây đàn được đánh bằng búa gỗ có phủ lớp nỉ mềm mại. Khi nghệ sĩ Piano dùng các ngón tay ấn xuống các phím đàn sẽ phát ra âm thanh du dương, bay bổng. Đàn Piano có tên gọi phổ biến khác là Dương cầm. Điều này xuất phát từ việc Piano được du nhập vào Việt Nam từ phương Tây nên được gọi là “Tây dương cầm”, sau đó chuyển thành “Dương cầm”. Bên cạnh đó, đàn Piano còn có 3 tên gọi khác phụ thuộc vào lịch sử ra đời là: Clavichord, Harpsichord, Piano e forte. 

Clavichord: Clavichord lần đầu xuất hiện vào Thế kỷ 14, được ưa chuộng và thịnh hành vào thời kỳ Phục Hưng. Chiếc đàn này được ra đời nhờ sự cải tiến đàn Organ của các nhà phát minh (thợ thủ công) để tiến tới một nhạc cụ gần hơn với đàn Piano. Khi nhấn phím đàn, sự chuyển động sẽ được truyền bởi 1 thanh đồng (tangent) đánh vào dây và gây rung động phát ra âm thanh trong khoảng 4 đến 5 quãng tám. 

Harpsichord: Cây đàn này được tạo ra tại Ý vào khoảng năm 1500 – Thế kỷ 15, sau đó phát triển tới Đức, Anh, Pháp và Flanders. Khi nhấn phím đàn, một miếng đệm gắn theo chiều dài của thanh gỗ gọi là “jack plucks” sẽ đánh vào dây tạo ra âm thanh, đem lại một giai điệu cuốn hút. Những chiếc đàn Piano hiện nay có cấu trúc tổng thể, hệ thống dây đàn và bảng cộng hưởng giống với chiếc đàn này. 

Đàn Piano e forte: Bartolomeo Cristofori là người đã cải tiến đàn Harpsichord thành đàn “clavicembalo col piano e forte” (nghĩa đen là một nhạc cụ có thể chơi các tiếng mạnh và nhẹ), do ông không hài lòng vì những âm thanh từ đàn Harpsichord tạo ra vượt quá sự cho phép. Các que gảy dây đã được ông thay bằng những chiếc búa nhỏ đập vào dây, một cải tiến mới đem đến một phiên bản Piano hiện đại hơn vào năm 1709. Sau đó, cái tên này được rút gọn thành “Piano” như ngày nay.

2. Loại đàn Piano phổ biến

Trên thị trường hiện nay có 2 loại đàn Piano chính là đàn Piano điện và đàn Piano cơ hay còn được gọi là đàn Piano Acoustic. Cụ thể, đàn Piano Acoustic được chia thành 2 loại: đàn Piano đứng (Piano Upright) và đàn Piano nằm (Piano Grand).

image 2

2.1. Đàn Piano cơ

Đàn Piano được biết đến với tên gọi khác là dương cầm, một loại nhạc cụ lớn có kích cỡ nặng khoảng từ 200 – 300kg tùy thuộc vào chất liệu, kết cấu bên trong cây đàn. Đa số các cây đàn Piano cơ đều được thiết kế bằng chất liệu gỗ với khung ngang bên trong. 

Khung ngang này được dùng làm bảng cộng hưởng, đồng thời là vị trí để căng các dây. Những phím đàn sử dụng màu sơn đen và trắng, tạo nên màu sắc đơn giản nhưng toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng. 

Âm thanh của đàn Piano cơ được thiết kế dựa trên cơ chế cơ học nhờ vào sự chuyển động nhịp nhàng của các bộ phận cấu thành nên cây đàn. Do đó, tiếng nhạc được phát ra khá tự nhiên, đạt được độ chuẩn cao. Đây là loại đàn không sử dụng nguồn điện để trình diễn. 

Đàn Piano cơ gồm 2 loại: đàn Piano Upright (Piano đứng) và đàn Piano Grand (Piano nằm). 

1- Piano Upright (Piano đứng), là một loại nhạc cụ thuộc dòng đàn Piano cơ. Đây là loại đàn có dáng thẳng đứng, nhỏ gọn thích hợp với những không gian hạn hẹp, tiết kiệm diện tích như gia đình, phòng trà,… Điểm đặc biệt của chiếc đàn này nằm ở việc thiết kế các dây đàn theo chiều dọc và búa đàn tác động vào dây từ phía bên cạnh của đàn.

Piano upright (Piano đứng) – thiết kế nhỏ gọn, âm thanh phát ra tự nhiên, lôi cuốn người nghe (Nguồn: Yamaha)

2- Piano Grand (Piano nằm) là phiên bản trái ngược với Piano Upright. Phiên bản đàn nằm ngang này được gia công với chiều cao cố định, chiều dài có thể thay đổi sao cho phù hợp với bối cảnh, không gian đặt đàn. 

Với kích thước lớn, âm thanh vang tạo cảm giác mạnh mẽ, Piano Grand phù hợp với những màn trình diễn trong các không gian rộng lớn. Do đó, giá thành của một chiếc đàn này sẽ cao hơn so với Piano Upright.

Piano Grand với âm hưởng vang vọng, thích hợp trình diễn ở các sân khấu lớn (Nguồn: Yamaha)

2.2. Đàn Piano điện

Sau dòng Piano cơ, đàn Piano điện (Digital Piano) ra đời với kích thước gọn nhẹ hơn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng như gia đình, phòng trà, nhà hát,… Tuy nhiên, thay vì sử dụng bảng cộng hưởng, đàn Piano điện dùng các vi mạch điện tử để tạo ra âm thanh. Việc sử dụng kỹ thuật số khiến cho âm thanh của Piano điện không chân thật, sinh động như các dòng Piano cơ. 

Do đó, tùy theo từng mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn cho mình một cây đàn Piano phù hợp. Nếu bạn là người đam mê đàn Piano nhưng chỉ chơi nhằm mục đích giải trí thì Piano điện là sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, để có được những giai điệu du dương, sâu lắng chân thực nhất thì Piano cơ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Đàn Piano điện sử dụng âm thanh kỹ thuật số, đem lại tiếng đàn chất lượng kèm theo phần nhạc đệm của nhiều thể loại khác nhau (Nguồn: Yamaha)

3. Đàn Piano có giá bao nhiêu?

Giá đàn Piano phụ thuộc vào thương hiệu, từ thiết kế đến chất liệu,… Đàn Piano Grand có kích thước lớn, âm hưởng vang hơn so với Piano Upright nên giá sẽ chênh lệch cao hơn. 

Tại thị trường Việt nam, giá thành Piano cơ bản rất đa dạng, có nhiều phân khúc cho bạn lựa chọn: 

Phân khúc giá tốt cho người mới bắt đầu: Khoảng 60 – 100 triệu đồng. Đây được xem là phân khúc rẻ nhất, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một cây đàn phù hợp với bản thân. 

Phân khúc trung bình: Từ 100 – 700 triệu đồng. Với mức giá này, bạn có thể sở hữu những cây đàn Piano với thiết kế đẹp mắt, âm thanh vang vọng, êm dịu hơn. 

Phân khúc cao cấp: Từ 800 triệu đồng trở lên. Đây được xem là mức giá dành cho các cây đàn Piano cơ sử dụng để trình diễn trên các sân khấu lớn, có nhiều khán giả đến để thưởng thức. 

Trên đây là những phân khúc giá Piano phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, đối với dòng Piano điện thì giá sẽ nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể sở hữu ngay cho mình một câu đàn Piano kỹ thuật số giá rẻ chỉ từ 10 triệu đồng. Tuy nhiên, để có được âm thanh chân thực, hoàn hảo nhất, các bạn hãy tham khảo thêm các loại Piano trong 3 phân khúc nêu trên nhé!

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

PianoMozart – Thế giới đàn piano & đào tạo âm nhạc chuyên sâu
PianoMozart – Thế giới đàn piano & đào tạo âm nhạc chuyên sâu
TUYỂN SINH LỚP THANH NHẠC CHO TRẺ EM
TUYỂN SINH LỚP THANH NHẠC CHO TRẺ EM
7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC CHƠI ĐÀN PIANO
7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC CHƠI ĐÀN PIANO
TÁC DỤNG CỦA PEDAL TRONG ĐÀN PIANO – BÍ MẬT CỦA ÂM THANH SÂU LẮNG
TÁC DỤNG CỦA PEDAL TRONG ĐÀN PIANO – BÍ MẬT CỦA ÂM THANH SÂU LẮNG
Học piano trên đàn Grand chuẩn quốc tế – trải nghiệm duy nhất chỉ có tại PianoMozart
Học piano trên đàn Grand chuẩn quốc tế – trải nghiệm duy nhất chỉ có tại PianoMozart
Hàng về nhập kho tại PianoMozart
Hàng về nhập kho tại PianoMozart
TẤT TẦN TẬT NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐÀN PIANO DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
TẤT TẦN TẬT NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐÀN PIANO DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Những điều cần biết trước khi mua đàn Piano lần đầu
Những điều cần biết trước khi mua đàn Piano lần đầu
Vì sao học Piano là nền tảng vàng cho trẻ phát triển toàn diện?
Vì sao học Piano là nền tảng vàng cho trẻ phát triển toàn diện?
TẠI SAO PIANO ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “NHẠC CỤ QUỐC DÂN”?
TẠI SAO PIANO ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “NHẠC CỤ QUỐC DÂN”?
12 lợi ích của việc chơi đàn Piano giúp phát triển bản thân
12 lợi ích của việc chơi đàn Piano giúp phát triển bản thân
“Trọn Niềm Tin Nơi Ấy” – Lời Tri Ân Từ Thạc sĩ, nhạc sĩ, thầy giáo Phạm Thanh Hải gửi Tới PianoMozart
“Trọn Niềm Tin Nơi Ấy” – Lời Tri Ân Từ Thạc sĩ, nhạc sĩ, thầy giáo Phạm Thanh Hải gửi Tới PianoMozart

So sánh sản phẩm

Chưa có sản phẩm nào để so sánh