Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp đàn Piano ở bất cứ đâu từ từ phòng trà, quán bar cho đến trường học, hay trong nhà của bất cứ người yêu nhạc nào! Nó thực sự là sự lựa chọn hàng đầu cho các nghệ sĩ, cá nhân sử dụng với đa dạng mục đích như học tập, giải trí, biểu diễn chuyên nghiệp, hay giáo dục. Có đôi khi chúng ta thấy chiếc đàn Piano trơn, đứng một mình, và đôi khi lại thấy chiếc đàn Piano có thêm một bộ phận khác giống như cánh vậy!
Thật vậy, đúng như bạn tưởng tượng, chiếc đàn Piano trơn, đứng một mình chính là Piano đứng hay còn gọi là Piano Upright, còn loại có cánh là đàn Piano Grand. Với mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn về đàn Piano, trong bày này, chúng ta cùng đi tìm hiểu đàn Piano Upright là gì, có cấu tạo như thế nào, ưu và nhược điểm của nó so với những loại đàn piano khác ra sao? Còn loại đàn Piano có cánh, chúng ta hãy để dành một dịp khác, trong một bài khác nhé!
Nào, bắt đầu nào!
Đàn piano Upright là gì?
Piano Upright hay còn gọi là đàn piano đứng. Giống như tên gọi của nó, hình dáng giống như một chiếc hộp chữ nhật đứng là đặc điểm nhận biết của loại đàn này với phong cách sang trọng, gọn gàng, chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
Là dòng đàn piano cơ, trong đó các dây đàn được lắp theo chiều dọc và búa đàn sẽ tác động vào dây từ phía bên cạnh của đàn. Tùy thuộc vào nhà sản xuất và yêu cầu và chiều cao của cây đàn sẽ giao động trong khoảng từ 90 cm đến 132 cm, còn chiều ngang được thiết kế với kích thước cố định.
Chiếc đàn Piano Upright thường phù hợp với những không gian có diện tích không được lớn lắm vì khung đàn thẳng dọc. Và đó là lý do Upright được nhiều gia đình chọn lựa.
Cấu tạo đàn piano upright
Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện, chiếc đàn Piano upright hiện đại có 6 bộ phận chính. Vì thế, khi mua đàn piano bạn cũng nên kiểm tra những bộ phận này, quan sát kỹ để chọn được cây đàn tốt nhẩ nhé!
Khung đàn Piano Upright (Frame)
Khung của đàn thường được làm bằng gang. Tấm khóa lên dây nằm ở rìa trước của khung, ở vị trí này, người ta cũng bố trí nhiều chốt pin lên dây, còn ở rìa sau gắn thanh chốt dây để cài chặt một đầu dây đàn. Độ căng của dây đàn được cân chỉnh bằng cách vặn các chốt lên dây, chốt lên dây được quấn quanh các đầu dây đàn.
Bảng cộng hưởng (Soundboard)
Bảng cộng hường đàn Piano Upright được làm từ gỗ vân sam mỏng và cứng đặt ở phía sau lớp dây đàn, có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng.
Dây đàn (String)
Dây đàn được làm từ dây thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. Cụ thể, 2 hoặc 3 dây đàn kết hợp sẽ được thiết kế để có độ cao như nhau và được sử dụng cho nốt âm cao. Còn những nốt có âm thấp thì chỉ dùng 1 dây, nhưng nó lại được thiết kế với kích thước lớn và nặng hơn. Để nói chi tiết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một bài khác chỉ nói riêng về dây đàn nhé!
Bộ cơ (Action)
Bao gồm tất cả các bộ phận khiến đầu búa chuyển động, chạm tới dây đàn. Bạn có thể nhìn thấy bộ phận này rõ nhất chính là bàn phím đàn. Các phím đàn trắng được làm bằng nhựa hoặc ngà voi, trong khi đó, các phím đen được làm bằng nhựa hoặc gỗ mun.
Bộ pedals (bàn đạp)
Là các cần điều khiển bằng chân gồm:
- Pedal vang âm (phía bên phải – damper pedal) giữ “bàn phím chặn âm” tách khỏi dây đàn, bộ phận này cho phép dây đàn rung lâu hơn, có khả năng tạo ra âm vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn.
- Pedal dùng nhả bàn phím
- Và Pedal dùng để giảm tiếng khi chơi ban đêm
Hộp đàn (Case)
Đây chính là phần tạo nên hình dáng của đàn và cũng là cơ sở để người ta phân biệt đàn Piano Grand (Piano cánh) và Upright (Piano đứng). Trong khi Grand được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau thì đàn piano Upright lại được thiết kế nhỏ gọn với ít kích thước hơn.
Ưu điểm và hạn chế của Piano Upright là gì?
Ưu điểm:
- Giá đàn Piano Upright thường thấp hơn các dòng Piano Grand.
- Chất lượng đàn cũ không khác gì so với đàn mới cả về giá cả và âm thanh
Hạn chế:
- Piano Upright có xu hướng bị mất giá nhanh hơn Piano Grand
- Các bộ phận rất nhạy cảm với nhiệt độ dao động và vị trí của thùng đàn