Khi tác động một lực nhỏ lên phím đàn, ngay lập tức, hệ thống đòn bẩy hoạt động để điều khiển búa bằng nỉ gõ vào dây đàn. Và hệ thống đòn bẩy này được gọi là bộ máy đàn. Với mỗi nốt trầm và nốt bổng, lực tác động đến búa gỗ sẽ là yếu tố quyết định. Chính xác thì: nốt trầm, lực gõ búa cần nhẹ hơn và với nốt bổng lực gỗ búa phải mạnh hơn.
Có thể nói, bộ máy là trung tâm của cây đàn piano, có khả năng truyền tải được cảm xúc của người chơi đàn đến với người nghe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về bộ máy đàn các cách bảo quản bộ máy đàn thật tốt! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về các bộ phận của đàn Piano dưới đây bao gồm:
- Khung đàn Piano, ảnh hưởng của nó đến âm thanh và tuổi thọ đàn Piano như thế nào?
- Bộ cộng hưởng đàn và tác động của nó đến âm thanh đàn Piano
- Dây đàn Piano và những điều vị bạn chưa biết
Cấu tạo bộ máy đàn Piano
Nhìn tổng quan bộ máy đàn Piano được lắp ráp từ 30 chi tiết lại với nhau. Trong đó, chia thành 4 bộ phận chính sau:
The Wippen:The Wippen là 1 phần của bộ máy, tiếp xúc trực tiếp với phím đàn. Có khả năng truyền tải những tác động lên phím đàn đến búa đàn và được tạo nên từ 9 chi tiết nhỏ khác.
The Repetition mechenism (cơ chế lặp đi lặp lại):Là 1 phần hoạt động thoát, có khả năng giúp bộ máy đàn trở về vị trí ban đầu và chuẩn bị cho các hoạt động khác. Cơ chế hoạt động như nguyên lý của 1 đòn bẩy lặp lại, với sự trợ giúp của lò xo. Nó được lắp ráp từ 8 chi tiết nhỏ lại với nhau
The jack and let-off button: Đây là một bộ phận cực quan trọng trong cơ chế thoát của bộ máy đàn, và được tạo nên từ 9 chi tiết khác nhau.
The hammer (Búa đàn):Búa đàn là một phần của bộ máy, thực hiện lực từ phím đàn và gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh.
Nguyên lý đòn bẩy được sử dụng trong hoạt động của bộ máy đàn khá đơn giản nhưng sự phức tạp của các chi tiết cấu thành lại làm nên điều đặc biệt của âm thanh do chiếc đàn này tạo nên.
Cách bảo quản bộ máy đàn Piano
Vì được làm phần lớn bằng gỗ, nên việc bảo quản bộ phận này cực kỳ quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ, độ ẩm… Đây cũng là hai yếu tố chính mà bạn cần quan tâm nhiều khi bảo quản đàn Piano.
Độ ẩm: Không chỉ bộ máy đàn mà toàn bộ cây đàn Piano đều phải được bảo quản cẩn thận với điều kiện độ ẩm. Ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của đàn Piano, nên nếu độ ẩm trong không khí tăng trên mức độ ẩm cho phép là (50% ~ 70%) sẽ đàn sẽ dễ bị kẹt phím, rỉ sét dây… Để khắc phục hiện tượng này, nhất là trong môi trường khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, bạn nên sử dụng túi hút ẩm, ống sấy một tuần từ 3~4 ngày/tuần và thường xuyên quan tâm đến thời gian cắm ống sưởi trong mùa mưa ẩm. Nên chú ý không nên lạm dụng đèn sưởi bởi nhiệt độ quá nóng sẽ làm các bộ phận khác dễ bị cong vênh, các đệm của chốt giữ dây sẽ co ngót làm dây bị chùng, thùng đàn sẽ bị nứt ảnh hưởng đến âm thanh của đàn.
Nhiệt độ:Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đàn piano và đặc biệt là các bộ phận từ gỗ, kim loại của đàn. Sự thay đổi đột ngột sẽ làm ngưng tụ hơi ẩm trên dây đàn và các phần khác dẫn đến rỉ sét, đứt dây, kẹt búa, âm thanh đơ, có tạp âm…Vì thế, bạn nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định để đảm bảo tuổi thọ của đàn được lâu nhất có thể nhé!