Về cơ bản, đàn Piano điện và đàn Organ khá giống nhau về cấu tạo hoạt động, nhưng lại khác nhau về kích thước, tính năng và chi phí. Vậy trên thực tế thì chúng khác nhau như thế nào? Và khi mới học, chúng ta nên mua đàn Piano điện hay đàn Organ? Hãy cùng Piano Mozart tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
1. Trọng lượng và kích thước
Một cây đàn Organ có kích thước nhỏ gọn, và bạn có thể mang đi bất cứ nơi đâu bạn muốn. Việc của bạn chỉ là bỏ đàn vào bao và mang đi. Và đó cũng chính là lí do khiến nhiều người chọn loại đàn này thay vì đàn Piano điện hay đàn Piano cơ.
Thông thường, những cây đàn Piano điện nặng hơn đàn Organ (Đàn Organ nặng khoảng dưới 10kg), với các phụ kiện chính đi kèm bao gồm: bao da, chân đàn, adaptor…
Trong khi đó đàn Piano điện thường được gắn liền với giá gỡ bằng gỗ (bán kèm theo)· Nó có thể nặng tới 50kg và thiết kế thường có 61, 76 và 88 phím.
2. Độ nhạy của bàn phím
Bàn phím của đàn Organ được làm từ nhựa và sáng hơn so với bàn phím đàn Piano điện và piano cơ. Đồng thời, độ nhạy của bàn phím cũng vượt trội hơn, cho phép người chơi thể hiện những âm vực khác nhau tùy thuộc vào lực ấn trên bàn phím. Chính xác thì bạn sẽ có cảm giác như mình đang gõ trên bàn phím ảo, nó không chân thực và phản ứng phím không được giống như đàn piano điện hay piano cơ. Tuy nhiên, chúng được tích hợp nhiều âm thanh và tính năng đặc biệt khác khi sử dụng. Với những người mới học, và không có nhiều kinh phí cho việc mua đàn thì một cây đàn Organ giá giá 7 – 15 triệu đồng là cực kỳ hợp lý.
Trong khi đó, đàn Piano điện, với thiết kế giống với đàn Piano cơ, giống về cảm giác âm nhạc và bàn phím. Chúng có thể nhẹ, thường xuất hiện trong hình dáng của một cây đàn Piano Upright! Về cơ bản, nó không chỉ tích hợp 6 – 1000 nhạc cụ bổ sung khác về mặt chức năng giúp người chơi có thể điều chỉnh âm thanh một cách hoàn hảo và chuyên nghiệp. Mà về mặt cấu tạo, nó có thể tái tạo độ nặng bàn phím, cảm giác phím, âm thanh, pedal… giống như một cây đàn Piano cơ hoàn chỉnh.
3. Âm thanh, giai điệu và phong cách
Khi chơi đàn Organ, bạn có thể chơi rất nhiều phong cách, đôi khi là hàng trăm phong cách, nhịp điệu, bài hát khác nhau trong cùng một chiếc đàn. Tất cả các bộ phận từ bộ gõ, chuông, bộ gỗ… được cấu tạo từ bảng chip điện tử nên âm thanh được tạo ra nghe không được thật cho lắm, đồng thời, bạn cũng có thể điều chỉnh được âm thanh nhờ hệ thống điều chỉnh âm lượng được tích hợp cùng. Những cây đàn Organ tích hợp công nghệ tiên tiến tập trung vào các kiểu hợp âm và điệu đệm được gọi là arranger keyboard. Bạn có thể mang nó đi biểu diễn mà không cần thêm một thành viên nào trong ban nhạc của mình.
Cây đàn Piano kĩ thuật số (Piano điện) chỉ có thể đưa ra một vài âm cơ bản nhất như đàn Piano cơ, đôi khi cũng có thể không chứa bất kì bài hát hoặc giai điệu nào. Tuy nhiên, âm thanh và giaid điệu của đàn Piano điện còn phụ thuộc vào hãng sản xuất. Hiện nay, một số hãng sản xuất còn thêm những giai điệu và các bài hát mẫu nhằm giúp người chơi tùy biến nhiều hơn.
4. Giá bán
Một chiếc đàn Organ có giá rẻ hơn so với một chiếc đàn Piano điện. Tuy nhiên cũng còn tùy vào thương hiệu và kích thước bàn phím hay các tính năng kèm theo mà chúng có giá cao hơn. Chẳng hạn như dòng dàn Organ chuyên nghiệp được sử dụng bơi các nhạc công chuyên nghiệp, giá của chúng có thể giao động từ 20 – 50 triệu đồng, hoặc hơn tùy thuộc vào những gì bạn thích và cần ở cây đàn của mình.
Trong khi đó, một cây đàn Piano điện có giá từ 6 triệu đồng đến hơn 30 triệu đồng.
Đàn Piano điện thường được yêu thích hơn bởi nó không tốn quá nhiều công sức để bảo quản và chi phí vừa phải hơn đàn Piano Cơ. Trong khi đó, đàn organ lại khá phù hợp với những người mới bắt đầu học đàn!
Đó chính là nhưng điểm khác nhau giữa đàn Piano điện và Organ, con bạn, bạn chọn loại đàn nào cho mình?