Đàn Organ điện tử còn được gọi là Đàn phím điện tử (Electronic Keyboards) hay đơn giản là Organ. Tuy nhiên, cách gọi này ở Việt Nam là không chính xác, bởi nói khiến người ta nhầm lẫn với cây đàn Organ nhà thờ – Church Organ/ Pipe Organ (là loại đàn có lịch sử phát triển hàng nghàn năm trong âm nhạc, kiến trúc tôn giáo ở châu Âu).
Có thể nói, sự phát triển của công nghệ âm thanh điện tử thế kỷ 20 đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của loại nhạc cụ điện tử này. Sự khuyếch đại làn sóng âm thanh theo hệ thống điện tử đã bảo đảm được cường độ âm lượng cần thiết cho các loại nhạc cụ điện tử, đồng thời, khả năng tạo ra những âm sắc đặc biệt độc đáo, mô phỏng được rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau như: Piano, Organ nhà thờ, Guitar điện và Guitar Acoustic, Violon, Violocello, dàn giây (Strings), trống định âm, bộ gõ giao hưởng… cho tới các nhạc cụ dân tộc: Tranh, Bầu, Sáo trúc, bộ gõ dân tộc khác trên thế giới.
Đàn organ có thường được thiết kế với những kiểu sáng, chủng loại và kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Nguồn gốc, lịch sử sự xuất và phát triển của đàn Organ điện tử nói riêng và các loại nhạc cụ điện tử nói chung đã làm tốn biết bao giấy mực vì nhiều ý kiến khác nhau. Trong số đó, nhạc khí điện tử của Martenot sáng chế năm 1928 đã trở thành loại phổ biến nhất được sản xuất nhiều nhất và có thể ứng dụng rộng rãi nhất.
Maurice Martenot là nhạc sĩ – kỹ sư người Pháp (1898 – 1980), người phát mình ra ra nhạc cụ “Sóng Martenot” (Onders Martenot) hay còn gọi là “Sóng nhạc” (Onders musical). Nó có một bàn phím giống như đàn Piano và có một bộ phận máy giao động nối tới máy khuyếch đại và loa phóng thanh. Âm vực của loại nhạc cụ này khá rộng, tới bảy quãng 8. Do đó, người chơi có thể thoải mái chơi từ các sắc thái cực nhỏ đến cực lớn. Với âm sắc đặc biệt, Sóng Martenot đã được sử dụng trong bản giao hưởng “Turangalila” của Messiaen, Oratorio “Joan of Arc at the Stake” của Honegger và bản giao hưởng “Giải phóng” của nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo…
Có thể nói sự ra đời của Sóng Martenot chính là khởi điểm cho sự phát triển của các loại nhạc cụ điện tử sau này và nhất là đàn Organ điện tử mà tiêu biểu phải kể đến organ Hammond được phát minh năm 1934 ở Mỹ.
Đây là loại nhạc cụ điện tử đặc biệt với những phím đàn lớn, một bàn phím pedal và một số lớn các phím bấm, hoặc cũng có khi chỉ là hai hàng phím nhỏ. Nó rất linh hoạt và dễ sử dụng nên được nhiều người sử dụng và phổ biến rộng rãi. Nhưng có một điểm đặc biệt khiến cây đàn này được nhiều người yêu thích đó là người ta có thể đặt nó trên giá để chơi hoặc đeo vào cổ như đàn ghi ta mà không gây khó khan gì cho việc chơi đàn cả.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX khi trào lưu biểu diễn nhạc cụ điện tử thịnh hành thì Đàn organ điện tử chính là nhạc cụ đặc biệt được nhiều người quan tâm. Cho đến những năm 50 – 60, khi trào lưu nhạc Rock ra đời và lan rộng khắp hành tinh thì Organ điện tử chính là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các ban nhạc Rock thời đó. Ngày nay, với các tính năng độc đáo của mình, đàn organ điện tử đã trở thành loại nhạc cụ phổ biến trên toàn thế giới.