11 điều cần chuẩn bị để học đàn piano tốt nhất (phần 1)

Là một trong những hình thức giải trí tuyệt vời nhất, học đàn Piano luôn là lựa chọn của rất nhiều người. Có người học vì muốn trở thành nhạc công chuyên nghiệp, có người học đơn thuần là giải trí nhưng cho dù mục đích có khác nhau thì chúng ta đều có mong muốn chung là học thật nhanh và chơi thật tốt. Vậy có cách nào đáp ứng được nguyện vọng thiết thực này hay không? Piano Mozart xin giới thiệu tới bạn cách để chơi đàn Piano hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Với bất cứ môn học nào, dù văn hóa hay nghệ thuật thì bạn cũng cần chú ý ở khâu chuẩn bị. Để xem học piano bạn cần chuẩn bị những gì? Bạn cần chuẩn bị một tác phẩm tác học ; Sử dụng bút chì, giấy và gôm là một cách để ghi nhớ và hòan thành mục tiêu mỗi ngày trong việc luyện tập và từ điển các thuật ngữ âm nhạc.

1. Tập làm việc ngay khi không có đàn

Pianist nổi tiếng người Hungari – Andor Foldes đã khuyên học sinh nên đọc kỹ bản nhạc ít nhất 2 lần trước khi bắt đầu tập bản nhạc mới. Lý do là để hình dung một cách tổng quát về bản nhạc, không như khi bắt đầu tập luyện với đàn, ta dễ bị chi phối bởi các yếu tố khác và không thể hình dung ra giai điệu chẳng hạn. Một số học sinh có thể gặp khó khăn với việc tập luyện một tác phẩm mới nếu không được nghe trước (bản đánh mẫu của tác phẩm). Tuy nhiên, việc đọc tác phẩm trước bằng mắt có thể tạo ra một khởi đầu tốt với việc hình dung được giai điệu, sự tăng giảm của âm thanh và cách “chạm” phím thế nào…

2. Làm việc với đàn

–  Sau khi đọc bản nhạc bằng mắt, học sinh nên chia một tác phẩm mới trước khi học thành từng đoạn, tùy thuộc vào độ khó của bài mà có thể chia dài hoặc ngắn khác nhau. Việc phân chia tác phẩm tùy thuộc vào trình độ của học sinh, từng đoạn dài ngắn, liên tục hoặc ngắt quãng  hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định và “tay nghề” của học sinh. Mục đích của việc phân chia này là để giảm thiểu số lỗi tối đa khi tập. Hãy biến việc này trở thành thói quen trước bất kỳ tác phẩm mới nào.

– Sắp xếp số ngón tay. Học sinh hãy luôn thử số ngón tay được ghi trong tác phẩm đầu tiên; sau đó, nếu thấy không thích hợp thì có thể thử sáng tạo một chút số ngón tay của riêng mình, đảm bảo nó thực sự thích hợp và thoải mái cho đôi tay. Đối với những tác phẩm dài, không cần thiết đặt số ngón tay cho từng đoạn nhỏ. Tuy nhiên, luôn nhớ kiểm tra thật kỹ số ngón tay thích hợp trước khi tập luyện.

– Học sinh nên bắt đầu tập một cách chậm rãi, chú ý đến việc điều khiển các ngón tay. Có thể không tập quá một ô nhịp nếu ô nhịp đó khó hay thậm chí tập nửa ô nhịp, hay chắc rằng mình thực hiện đúng với yêu cầu của tác phẩm. Tập 2 tay thật nhuần nhuyễn. Nếu thấy bất kì đoạn nhạc, hay ô nhịp nào xuất hiện gây khó khăn cho mình, tách riêng chúng ra và tập từng tay riêng lẻ, sau đó ghép 2 tay lại sớm nhất khi có thể.

– Học sinh hãy học từng chi tiết của sự chuyển động tương ứng với từng nốt hoặc hợp âm thật chắc chắn và rành mạch, và cố gắng học thuộc lòng tác phẩm bằng cách nhắm mắt lại hoặc tắt đèn và chơi từng đoạn. Tiếp tục tập trung theo cách này đến khi cảm thấy có thể đàn một cách trơn tru.

– Tập luyện với phương pháp tương tự cho những đoạn còn lại, chắc chắn mình đã tập một cách chính xác và chắc chắn tác phẩm, không được tập hấp tấp, cẩu thả, nếu không học sinh sẽ mất thời gian nhiều hơn. Một lưu ý khác nữa, không nên lúc nào cũng tập từ bắt đầu tác phẩm vì như vậy bạn sẽ tạo ra sự chênh lệch trong việc “học” tác phẩm, phần đầu bạn sẽ rất rành rọt,  nhưng những phần còn lại sẽ không được như vậy. Chọn tập đoạn nào trước hòan tòan do mình quyết định.  Học sinh có thể chọn một đoạn khó gần cuối tác phẩm tập trước và tập ngược trở lại phần đầu. Mỗi đoạn cần được tập một cách khác nhau, nhưng dù điểm bắt đầu ở đâu, hãy chắc rằng mình đã sắp xếp được số ngón hợp lý cho nó.

3. Làm việc với máy đánh (gõ) nhịp

-Học sinh trong khi bắt đầu tập một tác phẩm mới, hãy bắt đầu phân tích nhịp, tiết tấu của từng đoạn nhạc. Sau khi bài đàn khá trôi chảy và hoàn chỉnh, nên luyện tập với máy đánh nhịp và đa số các piano điện đều có chức năng này. Đối với nhiều học sinh, việc làm này rất tẻ nhạt, thậm chí gây khó chịu vì chơi nhạc một cách “cứng nhắc” như vậy sẽ làm mất đi phần hồn của tác phẩm. Đầu tiên học sinh sẽ có cảm giác muốn ném chiếc máy đánh nhịp ra khỏi cửa sổ. Nhưng càng tập, học sinh sẽ càng ngạc nhiên với khả năng giữ vững nhịp cho mình, và qua đó sẽ cải thiện trình độ của bạn rất nhiều. Để máy đánh nhịp ở tốc độ chậm, chỉ tăng tempo khi đã có thể chơi đúng với nhịp trước đó. Ngoài ra, chỉ nên tập một vài lần với máy để điều chỉnh nhịp của cả bài, không nên lúc nào cũng đàn với máy sẽ tạo ra sự máy móc cho tác phẩm.

– Chú trọng từng độ dài của nốt trong từng phần, tập kỹ từng đoạn nhạc và đảm bảo rằng tốc độ, giai điệu được thể hiện đúng. Bước này thực ra là để củng cố lại phần học nốt. Khi luyện tập cùng máy đánh nhịp, luôn nhớ giữ tốc độ ở mức độ chậm, tập luyện với từng phân đoạn ngắn. Mục đích cuối cùng là giúp học sinh luôn luôn có nhịp trong người, và sau này với những xử lý khác của tác phẩm học sinh vẫn luôn giữ vững nhịp mà không bị chi phối bởi những kỹ thuật khác.

4. Xử lý các chi tiết ghi trong tác phẩm:

–  Đảm bảo trường độ nốt : Học sinh nên đảm bảo độ dài chuẩn xác của mỗi nốt. Điều này tưởng như không cần thiết, tuy nhiên, các học sinh sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, với một tác phẩm với từng nốt được vang lên đúng và đủ trường độ, âm thanh sẽ hay hơn nhiều. Học sinh nên chú ý với những nốt ngân dài. Ví dụ như âm bass cần được ngân đủ trường độ 4 nhịp, bất kể những nốt khác của tay trái khó chơi như thế nào, kể cả nếu bạn cần thay đổi số ngón tay để có thể đàn được một cách trơn tru và đúng đắn. Không bao giờ được phép bỏ nốt bass ra để tập trung đánh những nốt còn lại của khuôn nhạc. Lời khuyên này dành cho tất cả các nốt trong một tác phẩm, bất kể độ dài ngắn khác nhau như thế nào. Thả nốt ra quá sớm hoặc giữ lại quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bài nhạc, khiến chúng “dày” hơn hoặc “mỏng” hơn điều mà nhạc sĩ muốn.

–  Đánh dấu sắc thái:  Với lần đầu tập luyện, từng nốt cần được đánh thật mạnh để chắc rằng chúng ta phát hiện được các lỗi xuất hiện trong lúc tập. Nhưng khi đàn đã khá trôi chảy nên chú ý đàn theo sắc thái ghi trong tác phẩm.

–  Sự thay đổi tốc độ: Học sinh nên chú ý tốc độ thay đổi trong tác phẩm, giáo viênnên tham khảo thêm sách từ điển âm nhạc, trong đó họ có ghi đầy đủ các kí hiệu về sắc thái, thay đổi tốc độ… để từ đó hướng dẫn học sinh có thể đánh một cách chính xác hơn.

–   Những thuật ngữ khác: Có rất nhiều thuật ngữ khác có thể xuất hiện trong một bản nhạc. Thông thường chúng được viết bằng tiếng Ý, Đức và Anh. Sách từ điển bách khoa âm nhạc hoặc thuật ngữ âm nhạc sẽ liệt kê ra một số từ thông dụng. Khi bắt gặp một thuật ngữ mới, giáo viênbắt buộc phải tìm hiểu ý nghĩa của nó, không bao giờ được đoán, khi đó sẽ đàn và thể hiện được đúng ý đồ của tác giả.

5. Các nốt nhạc hoa mỹ

Những nốt nhạc hoa mỹ luôn phải được xem xét và cân nhắc triệt để trong quá trình luyện tập tác phẩm mới. Các học sinh phải chắc chắn rằng sau khi tác phẩm được chơi với tốc độ nhanh thì các nốt hoa mỹ vẫn được đảm bảo. Mục đích của nốt hoa mỹ là để làm đẹp thêm bài nhạc và gây cuốn hút hơn hoặc để thể hiện kỹ thuật điêu luyện của người nghệ sĩ. Tuy nhiên không nên bỏ qua nhân tố quan trọng nhất về cách thể hiện, trình bày, biểu diễn độ nhấn nhá, mạnh nhẹ, tốc độ. Tuy vậy, tốt hơn là nên xóa bỏ những điều này ra khỏi tâm trí, tập trung hơn vào việc tạo ra những giai điệu du dương và mang lại hiệu quả “thưởng thức” cho người nghe.

Kết quả hình ảnh cho học đàn piano
Nếu nhìn từ khía cạnh chơi nhạc, một nốt đàn “đúng” cần phải được thể hiện hoàn chỉnh trước khi tạo cho nó “vẻ đẹp”. Một sai lầm lớn của nhiều học sinh khi học piano là đọc lướt các dấu hoa mỹ mà không phân tích kỹ càng. Điều này sẽ khiến khi học sinh bắt đầu tập trên đàn, các dấu nhạc này sẽ mất đi tính hoa mỹ và trở nên “thô kệch”. Phân tích kỹ những nốt nào mình muốn đánh, tách biệt các dấu nhạc hoa mỹ với nhau và tập theo sắc thái từng phân đoạn trước khi thử ghép tất cả lại với nhau. Chơi từng nốt chậm rãi và chắc chắn, chú ý vào ngón bắt đầu và kết thúc của nốt hoa mỹ, vì một bắt đầu tốt sẽ dẫn đến một kết thúc hoàn hảo, và dĩ nhiên những nốt nhạc bên trong cũng sẽ “nương” theo và trở nên hay hơn.

(Còn tiếp)

Xem thêm: Chỉ 3 bước tập dễ dàng chơi được đàn Piano đệm hát

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp băn khoăn của nhiều người về việc nên học organ hay piano?
Giải đáp băn khoăn của nhiều người về việc nên học organ hay piano?
Chỉ 3 bước tập dễ dàng chơi được đàn Piano đệm hát
Chỉ 3 bước tập dễ dàng chơi được đàn Piano đệm hát
Piano điện Yamaha P45 Vs Yamaha P115, chọn cây nào bây giờ?
Piano điện Yamaha P45 Vs Yamaha P115, chọn cây nào bây giờ?
Hãy chú ý 8 điều phải biết khi lựa chọn piano đã qua sử dụng
Hãy chú ý 8 điều phải biết khi lựa chọn piano đã qua sử dụng
Đừng bỏ qua 4 tuyệt chiêu mua đàn piano chất lượng mà giá rẻ
Đừng bỏ qua 4 tuyệt chiêu mua đàn piano chất lượng mà giá rẻ
Hướng dẫn chọn mua đàn Organ
Hướng dẫn chọn mua đàn Organ
Young Chang & Samick hai thương hiệu piano lớn nhất Hàn Quốc
Young Chang & Samick hai thương hiệu piano lớn nhất Hàn Quốc
Tự học Piano tại nhà hiệu quả cùng với Piano Mozart
Tự học Piano tại nhà hiệu quả cùng với Piano Mozart
KINH NGHIỆM CHỌN MUA ĐÀN PIANO
KINH NGHIỆM CHỌN MUA ĐÀN PIANO
Tại sao ba mẹ thông minh thường cho con học nhạc từ rất sớm?
Tại sao ba mẹ thông minh thường cho con học nhạc từ rất sớm?
11 điều cần chuẩn bị để học đàn piano tốt nhất (phần 2)
11 điều cần chuẩn bị để học đàn piano tốt nhất (phần 2)
MUA ĐÀN PIANO Ở ĐÂU TỐT?
MUA ĐÀN PIANO Ở ĐÂU TỐT?